Wednesday , December 4 2024

Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh cúm

5 nguyên tắc cần nhớ giúp trẻ phòng tránh bệnh cúm5 nguyên tắc cần nhớ giúp trẻ phòng tránh bệnh cúm

SKĐS – Thời tiết với không khí lạnh ẩm, nhiệt độ môi trường không cao và độ ẩm trong không khí thấp là điều kiện thuận lợi cho virus cúm phát triển và gây bệnh cúm. Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm cúm do sức đề kháng của trẻ còn non yếu. Vậy làm thế nào để bảo vệ trẻ khỏi bệnh cúm?

Tại Việt Nam các virus gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B. Khi thời tiết lạnh thì các bệnh nhân mắc cúm A thường gia tăng.

Theo thông tin tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Lào Cai, tại thời điểm này khoa tiếp nhận điều trị từ 25 – 30 trường hợp mắc cúm A.

BSCKI Hoàng Thị Điều, Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Sản – Nhi cho biết: “Hiện nay chưa có thuốc đặc trị điều trị cúm, chúng tôi áp dụng biện pháp điều trị triệu chứng bệnh. Với những trường hợp bội nhiễm, sau khi khám lâm sàng, làm các xét nghiệm cho thấy bệnh nhi có tình trạng như viêm phổi, viêm tai, viêm họng, viêm amidan hoặc xét nghiệm máu có nhiễm khuẩn bạch cầu tăng, đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn tăng… thì sẽ chỉ định sử dụng kháng sinh”.

Bệnh cúm mùa tiến triển thường lành tính, nhưng cũng có thể gây biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch, người già (> 65 tuổi), trẻ em (< 5 tuổi) và phụ nữ có thai.

‎Theo Trung tâm Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), từ năm 2010 trở lại đây, mỗi năm trên thế giới có khoảng 9 – 45 triệu trường hợp mắc cúm, với khoảng trên 61.000 trường hợp tử vong do biến chứng viêm phổi do cúm.

Năm 2019, Việt Nam ghi nhận 408.907 trường hợp mắc cúm, trong đó có 10 trường hợp tử vong do bệnh cúm mùa.

Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh cúm- Ảnh 2.

Có rất nhiều phương pháp xét nghiệm để chẩn đoán một người có bị nhiễm cúm hay không.

Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán cúm

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp xét nghiệm để chẩn đoán một người có bị nhiễm cúm hay không. Tuy nhiên, để xét nghiệm cúm có độ nhạy, độ đặc hiệu và chính xác cao phải được thực hiện trong các phòng xét nghiệm có uy tín.

Theo các chuyên gia, các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán cúm hiện nay bao gồm:

‎- Xét nghiệm RT – PCR: Bệnh phẩm là dịch tỵ hầu, dịch ngoáy họng, dịch phế quản… Phương pháp này có độ nhạy cao, giúp phân biệt nhanh các loại cúm, thời gian cho kết quả từ 4 – 6 giờ.

– Xét nghiệm nhanh (RIDTs): Phương pháp xét nghiệm nhanh, hoạt động bằng cách phát hiện các kháng nguyên của virus. Xét nghiệm này cho kết quả trong khoảng 10 – 15 phút, nhưng không chính xác như các xét nghiệm cúm khác. Người bệnh vẫn có thể bị cúm, mặc dù kết quả xét nghiệm nhanh là âm tính. Hiệu suất của xét nghiệm này phụ thuộc nhiều vào tuổi của người bệnh, thời gian mắc bệnh, loại mẫu bệnh phẩm và loại virus cúm.

– Phân lập virus: Ứng dụng trong nuôi cấy tế bào chuẩn và nuôi cấy lớp không phải là xét nghiệm sàng lọc. Phương pháp này nên thực hiện trên mẫu bệnh phẩm hô hấp thu thập từ những người nghi ngờ cúm xuất hiện trong vòng 5 ngày sau khi phát bệnh. Trong mùa cúm nên tiến hành nuôi cấy virus với các mẫu bệnh phẩm hô hấp thu được từ một nhóm người cho mục đích giám sát virus thông thường, để xác nhận một số kết quả xét nghiệm âm tính từ xét nghiệm kháng nguyên và miễn dịch huỳnh quang nhanh.

– Xét nghiệm test cúm A, B: Đây là phương pháp đang được sử dụng phổ biến, nhất là trong giai đoạn bùng dịch, cần có xét nghiệm chẩn đoán nhanh để phát hiện định tính và phân biệt kháng nguyên của virus cúm type A và type B trực tiếp từ bệnh phẩm hoặc tăm bông lấy mẫu từ mũi họng. Phương pháp cho kết quả nhanh chóng, chỉ sau 10 – 15 phút.

– Miễn dịch huỳnh quang: Kháng thể huỳnh quang trực tiếp hoặc nhuộm kháng thể huỳnh quang gián tiếp để phát hiện kháng nguyên cúm được sử dụng làm xét nghiệm sàng lọc. Miễn dịch huỳnh quang cho thấy độ nhạy và độ đặc hiệu thấp hơn một chút so với phân lập virus trong nuôi cấy tế bào, nhưng kết quả có sẵn trong vài giờ sau khi nhận mẫu. Hiệu suất của xét nghiệm này phụ thuộc vào chuyên môn của kỹ thuật viên phòng xét nghiệm và chất lượng của mẫu thu thập được.

Cúm là bệnh rất dễ lây lan trong cộng đồng. Phần lớn người bệnh mắc cúm là nhẹ và sẽ tự khỏi, nhưng cũng có đối tượng sẽ gặp những biến chứng nguy hiểm khi mắc cúm như viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, suy đa phủ tạng… Vì vậy, việc chẩn đoán bệnh cúm vô cùng quan trọng, không chỉ dựa vào triệu chứng mà còn phải sử dụng kết quả xét nghiệm, để bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác cho việc lựa chọn phác đồ điều trị kịp thời, nhằm tránh những biến chứng nghiêm trọng xảy ra.

Khi thấy có biểu hiện ho, sốt, sổ mũi, cần sớm đến khám tại cơ sở y tế để bác sĩ chẩn đoán, tư vấn và kê đơn thuốc. Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh tại nhà, vì việc này sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc, gây khó khăn trong điều trị.

  • Tham khảo thêm

    Bệnh cúm ở trẻ chữa thế nào, dấu hiệu trẻ cần nhập viện?

    Bệnh cúm ở trẻ chữa thế nào, dấu hiệu trẻ cần nhập viện?

About admin

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *