Thursday , November 14 2024

Vệ sinh môi trường sau bão lũ giúp người dân nhanh chóng ổn định cuộc sống

Ngay sau khi bão số 3 đi qua và tình hình lũ lụt diễn biến phức tạp tại các tỉnh miền Bắc, Bộ Y tế đã có văn bản số 5400/BYT-DP gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường trong và sau mưa lũ và ngập lụt.

Cùng với chỉ đạo của Bộ Y tế, Cục Quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế) tiếp tục đề nghị các đơn vị triển khai Công văn 264/MT-SKMT ký ngày 12/6/2024 trước đó của Cục về việc đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải y tế trong mùa mưa lũ.

Sau cơn bão số 3, Phiêng Nghè, xã Chiềng Đen (thành phố Sơn La) có tới hơn 40 hộ dân bị ngập gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất, đi lại… Nhiều gia đình phải di tản đến nơi khác và không thể sản xuất. Khu vực bị ngập không chỉ có rác thải sinh hoạt mà còn có xác động vật, gia súc, vi sinh vật… khiến nguy cơ ô nhiễm môi trường và bùng phát dịch bệnh tăng cao. 

Vệ sinh môi trường sau bão lũ giúp người dân nhanh chóng ổn định cuộc sống- Ảnh 1.

Cán bộ y tế hướng dẫn người dân phun khử khuẩn tại Phiêng Nghè ngày 21/9

Ngay sau khi nước rút, tổ công tác lưu động đã khảo sát và đánh giá tình hình tại bản Phiêng Nghè để sớm có phương án vệ sinh môi trường cho người dân sinh sống tại đây. Đây cũng là cách để giúp những người dân sinh sống trong khu vực bị ảnh hưởng của lũ lụt sớm ổn định được cuộc sống và quay lại sản xuất. 

Người dân cùng các lực lượng chức năng đã cùng nhau tham gia vệ sinh tiêu độc khử trùng nơi ở và môi trường xung quanh. Các các bộ y tế hướng dẫn, tuyên truyền cho người dân cách vệ sinh khử trùng và không để dịch bệnh bùng phát trên cả người và vật nuôi sau khi bão lũ đi qua.

Tỉnh Tuyên Quang cũng là một địa phương chịu nhiều thiệt hại do bão lũ. Chủ tịch UBND tỉnh đã ký văn bản chỉ đạo Chủ tịch UBND các huyện, thành phố thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của UBND tỉnh về công tác phòng, chống lụt bão, mưa lũ; chủ động phối hợp với các sở, ngành, cơ quan chuyên môn khẩn trương triển khai công tác khắc phục hậu quả thiệt hại sau mưa lũ; đặc biệt là công tác vệ sinh môi trường, xử lý rác thải. Khối lượng rác thải sau mưa lũ ước tính tăng lên gấp 2-3 lần ngày thường. 

Do đó chính quyền địa phương đã nhanh chóng chỉ đạo người dân và các đơn vị thu gom, xử lý rác thải chuyển đến nơi tập kết để không ô nhiễm môi trường và hạn chế phát sinh dịch bệnh. Như tại huyện Chiêm Hóa, Trung tâm y tế huyện và mỗi xã, thị trấn đã thành lập một đội phun hóa chất khử khuẩn để hỗ trợ người dân và các đơn vị khử khuẩn môi trường, phòng chống dịch bệnh.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế, tỉnh Yên Bái đã có công văn yêu cầu Sở Y tế chủ động triển khai những biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường đồng thời có phương án phòng, chống dịch bệnh sau bão lú. 

Theo đó, địa phương kiện toàn và thành lập các đội cơ động phun thanh khiết môi trường, phun hóa chất diệt côn trùng tại những khu vực có nguy cơ, khử trùng nước sinh hoạt, giếng nước… giám sát và xử lý các dịch bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng. Tỉnh Yên Bái đã bổ sung 2.335kg Cloramin để phun khử khuẩn cho các huyện: Trấn Yên, Yên Bình, Văn Yên, Lục Yên và thành phố Yên Bái. Tại các đơn vị cấp xã, phường, thị trấn, chính quyền địa phương đã tăng cường nhân lực đến từng hộ dân bị ngập úng để phun thanh khiết và khử độc. 

Đồng thời, các cán bộ y tế cũng đã hướng dẫn người dân cách thực hiện vệ sinh môi trường nơi ở, vệ sinh nguồn nước để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Tại trạm y tế các tuyến cơ sở đều bố trí người túc trực cấp phát thuốc và hỗ trợ người dân khi cần.

Xem thêm video được quan tâm:

Cấp cứu sốc phản vệ độ 2 sau khi sử dụng thuốc nhuộm tóc | SKĐS

About admin

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *